Top Ads

Trải nghiệm phiên bản REIC hoàn toàn mới:REIC.info
» » » » Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

REIC - Sáu năm kể từ ngày nhận được giấy phép đầu tư vào tháng 02/2008, đến nay dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (Vietnam Financial Centre) vẫn hoàn toàn bất động.

Tại thời điểm nhận giấy phép đầu tư Tập đoàn Berjaya cam kết sẽ đầu tư khoảng 930 triệu đô la Mỹ để biến khu đất rộng gần bảy héc ta tại góc đường Lê Hồng Phong - Ba Tháng Hai - Cao Thắng, quận 10, thành khu phức hợp với các hạng mục văn phòng cho thuê, khách sạn năm sao, căn hộ dịch vụ và khu trung tâm thương mại.

Tháng 03 năm ngoái, Berjaya Land Berhard tại Việt Nam cho biết, công ty đang xin UBND TPHCM cho phép điều chỉnh giảm quy mô dự án xuống còn phân nửa so với kế hoạch đầu tư trước đây, từ năm tòa tháp cao 48 tầng với khoảng 600.000 mét vuông sàn, xuống chỉ còn hai tòa tháp với tổng diện tích chỉ còn phân nửa, để giảm rủi ro khi thị trường bất động sản không thuận lợi.

Cho đến nay, chưa có thông tin chính thức được đưa ra về việc quá trình xin điều chỉnh có được phê duyệt hay không. Vì vậy REIC xin giới thiệu với độc giả mô hình kiến trúc trước đây của dự án dự kiến được xây dựng.

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Mô hình thiết kế Trung tâm Tài chính Việt Nam

Nguồn hình ảnh: VDC Models
TP.HCM: Duyệt QHCT 1/500 Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya tại phường 12, quận 10

Ngày 11/03/2011 - Nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và gắn kết hài hòa, hợp lý với hệ thống hạ tầng hiện tại và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong tương lai, UBND Quận 10 đã ban hành Quyết định phê duyệt đồ án QHCT 1/500 Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya tại số 238 (số cũ 12) đường 3/2, phường 12, quận 10 do Công ty TNHH Trung tâm tài chính Việt Nam Berjaya làm chủ đầu tư.

Đồ án có quy mô diện tích khoảng 81.188,8m2 bao gồm 3 khu: khu 1 (Khu Trung tâm Tài chính) chiếm diện tích 66.388m2; khu 2 (Khu Khách sạn Kỳ Hòa mới) chiếm diện tích khoảng 9.259,9m2 và khu 3 (thửa đất số 203) chiếm diện tích khoảng 5.540,9m2.
Khu đất quy hoạch nằm giữa 3 trục đường có vị trí phía Bắc giáp đường Cao Thắng (nối dài), phía Nam giáp đường 3 Tháng 2, phía Đông giáp đường Học viện Hành chính quốc gia, phía Tây giáp đường Lê Hồng Phong.

Theo quy hoạch được duyệt, đồ án gồm 05 khối tháp cao từ 44 đến 48 tầng (đã bao gồm các tầng đế) và nối liền các tháp với nhau là phần đế cao 06 tầng và được phân thành 04 khu chức năng chính: Khu A - khu vực mua sắm tại các tầng đế và tổ hợp khách sạn – văn phòng tại 3 cao ốc; khu B – gồm 02 cao ốc dành cho chức năng văn phòng; Khu C – khu công viên và hồ nước; khu D – khu Khách sạn mới (Khách sạn Kỳ Hòa) cao 30 tầng. Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng 03 khu quảng trường lớn: Quảng trường trung tâm từ Đại lộ VFC vào; Quảng trường phía đường Lê Hồng Phong; Quảng Trường phía đường Cao Thắng.

Các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc tại Khu 1 (khu Trung tâm tài chính): mật độ xây dựng toàn khu khoảng 31,22%, tầng cao xây dựng tối đa là 48 tầng (bao gồm các tầng đế, tầng lửng, tầng kỹ thuật và tầng áp mái), hệ số sử dụng đất là 7,33. Tại Khu 2 (Khu Khách sạn Kỳ Hòa mới) với mật độ xây dựng tại khu khoảng 31%, tầng cao xây dựng công trình khoảng 30 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 7,33.

Về hệ thống hạ tầng giao thông tận dụng tuyến đường Ba Tháng Hai và đường Cao Thắng hiện có, nâng cấp và mở tuyến vuông góc vào sâu trong ranh và khu vực quy hoạch. Cụ thể, phía Tây Nam là đường Lê Hồng Phong với lộ giới 30m, phía Nam là đường Ba Tháng Hai với lộ giới 30m, phía Bắc là đường Cao Thắng nối dài với lộ giới 20m, phía Đông là đường quy hoạch nội bộ với lộ giới 20m với 2 lối ra vào Khu Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya và có 01 lối vào cho Khu Khách sạn Kỳ Hòa.

Theo Sở QHKT TP.HCM

Post a Comment