Top Ads

Trải nghiệm phiên bản REIC hoàn toàn mới:REIC.info
» » » Ngành Du Lịch cũng phải như các ngành khác, phát triển cũng phải bền vững.

REIC - Trong khi tình hình biển Đông căng thẳng thì lượng khách du lịch Trung Quốc và khách nói tiếng Hoa cũng sụt giảm đi đáng kể. Những thành phố du lịch có lượng khách nói tiếng Hoa áp đảo mà không có lượng khách khác bù trợ vào thì có thể nói rằng, ngành du lịch của thành phố họ đang đi xuống vì áp lực chính trị. 

Tại các thành phố du lịch có lượng du khách quốc tế, trong đó lượng khách nói tiếng Hoa chiếm phần lớn. Khi lượng khách này sụt giảm thì sẽ gây tác động khó khăn đến ngành du lịch của thành phố này, song không phải tất cả đều chịu ảnh hưởng nặng nề. 

Tại thành phố Đà Nẵng, Theo báo cáo, từ giữa tháng 5 khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm 50-70%, ngay cả top 20 khách sạn đạt số lượng khách Trung Quốc nhiều nhất cũng vắng khách Trung Quốc.


Dự báo tình hình trên còn kéo dài bởi trong 15 đường bay thuê từ các địa phương Trung Quốc đến Đà Nẵng, hiện chỉ còn đường bay Macau và Quảng Châu hoạt động. Nguồn khách Trung Quốc từ các tỉnh phía bắc đến Đà Nẵng bằng đường bộ cũng ít hẳn.  
Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng, giải thích nguyên nhân là do Trung Quốc và Đài Loan đã khuyến cáo người dân sẽ gặp nguy hiểm khi du lịch Việt Nam.
Riêng Đài Loan nâng mức cảnh báo lên màu vàng, chỉ sau mức cao nhất là màu đỏ.
Trong khi đó tại thành phố Biển Nha Trang, sự sụt giảm của lượng khách nói tiếng Hoa đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành vốn có lượng khách đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chiếm đa số, nay đang rơi vào cảnh giảm sút cả về lượng khách lẫn doanh thu. “Tập đoàn Mường Thanh của chúng tôi chịu tác động lớn từ sự việc trên, bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các Khách sạn Mường Thanh tại Hạ Long, Quảng Ninh, Đà Nẵng. Riêng Mường Thanh Nha Trang, trong tháng 4 lượng khách Trung Quốc giảm một nửa, còn sang tháng 5 khách Trung Quốc đặt tour trước đã hủy hết”, đại diện Khách sạn Mường Thanh cho biết.


Hình minh họa: Thành Phố Biển Nha Trang
Tuy nhiên, theo đánh giá của những người làm du lịch, so với những địa phương khác, Khánh Hòa không bị tác động quá nặng nề. “So với tổng số khách quốc tế đến từ các quốc gia khác, khách nói tiếng Hoa chỉ chiếm khoảng 1,9%. Trong tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Du lịch tỉnh vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao. Các thị trường khách nội địa và thị trường khách Nga vẫn được duy trì khá ổn định”, bà Phan Thanh Trúc - Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL cho biết. Điều đó phần nào được chứng minh qua việc các chỉ tiêu về du lịch trong 5 tháng đầu năm 2014 đều tăng từ 15% đến 30% so với cùng kỳ năm 2013. Đến hết tháng 5-2014, Nha Trang - Khánh Hòa đã đón hơn 1,3 triệu lượt khách (tăng 19% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế 354.075 lượt (tăng 31,57% so với cùng kỳ); doanh thu du lịch đạt 2.122 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ). Với đà tăng trưởng này, hy vọng trong 7 tháng còn lại, ngành Du lịch sẽ đạt và đạt vượt mức các chỉ tiêu: doanh thu du lịch 5.000 tỷ đồng và khách quốc tế 840.000 lượt.
Từ đây có thể thấy được xu hướng du lịch của mỗi địa phương, chỉ nhắm vào một thì trường lớn để khai thác, thu hút và phát triển du lịch mà không triển khai rộng rãi, mạnh mẽ ra nhiều thị trường khác nhau, tạo ra sự đa dạng về thị trường khách quốc tế và sự cạnh tranh giữa các thành phố du lịch, các công ty, doanh nghiệp về du lịch. Và nếu có sự thay đổi của khách quốc tế thì vẫn có thể ổn định, vượt qua được khó khăn.
Nguồn: baokhanhhoa, baodanang.

Post a Comment