Khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường, cộng thêm những bất ổn về tăng trưởng, chính sách, tín dụng đã bào mòn niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm tính chung cả đăng ký mới và tăng vốn, Việt Nam đã thu hút được 8 tỉ USD vốn FDI, bằng 95% năm 2010. Trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 25%, tương đương khoảng 2 tỷ USD.
So sánh với thời điểm năm 2008 khi FDI của Việt Nam lên tới 71 tỷ USD, trong đó bất động sản chiếm 24 tỷ USD tức chiếm tới hơn 30% cơ cấu FDI. Như vậy có thể thấy, bản thân cơ cấu vốn cho bất động sản đã giảm 10% và giảm tới 10 lần giá trị.
Theo một số chuyên gia đầu ngành thì việc FDI giảm là hoàn toàn phù hợp với tình hình chung thế giới, không có gì đáng ngại.
Vốn FDI rời đi, Việt Nam mất gì?
Vốn dĩ FDI chỉ là canh bạc đầu tư tương tự như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, họ bỏ tiền khi thấy tiềm năng thu lợi và rút vốn khi thấy tiềm năng đảo chiều sang hướng suy thoái. Riêng FDI bất động sản đăng ký thì nhà đầu tư được cấp đất để triển khai dự án, nhà nước thực hiện thu thuế sử dụng đất. Nếu nhà đầu tư FDI bỏ đi thì nhà nước thu hồi lại đất đã cấp, Việt Nam cũng chả mất gì.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là rào cản tâm lý. Buôn có bạn, bán có phường. Nếu hàng loạt quỹ đầu tư hàng đầu thế giới phải bỏ Việt Nam thì ai dám chui đầu vào đầu tư tại thị trường này nữa? Ở một khía cạnh khác, FDI bất động sản kích thích phát triển địa phương. Nơi nào FDI ghé thăm, nơi đó mọc lên hàng loạt khu nhà cao tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hạ tầng được tức tốc xây dựng để phục vụ cho các dự án FDI tại đó.
Ngày nay, chỉ còn một vài tập đoàn tiếp tục rót vốn nhỏ giọt vào Việt Nam bởi họ đã có mối quan hệ lâu dài với địa phương, có quỹ đất đã mua từ trước đó.
Theo nhận định của một chuyên gia tư vấn đầu tư, dòng vốn FDI bất động sản đang chảy từ Việt Nam sang các thị trường lân cận như Myanmar, Indonesia, Campuchia... những quốc gia có hạ tầng và tốc độ phát triển kinh tế tương đương. Điều này càng khẳng định các nhà đầu tư đã hết tin vào triển vọng kiếm lời tại thị trường bất động sản Việt Nam.
Đặng Long
Post a Comment
Post a Comment