Top Ads

Trải nghiệm phiên bản REIC hoàn toàn mới:REIC.info
» » » Tại sao lại là nhà thu nhập thấp?

REIC - Câu chuyện của một ngày cuối tuần giữa người viết và một khách mời, đó là Tổng giám đốc của một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Sài Gòn nhưng lại đang đầu tư những dự án lớn ở tỉnh Đồng Nai. Câu chuyện xoay quanh chủ đề "Nhà thu nhập thấp".

Nhà ở trung bình
Một khu nhà ở "thu nhập thấp". Nguồn: Dân Trí
PV: Chào anh! Buổi sáng cuối tuần của anh có gì mới không?

Rất nhiều cái mới. Mỗi sáng tôi thức giấc lúc 5 giờ, tôi kiểm tra điện thoại đều nhận được hàng chục tin nhắn, email báo cáo kết quả kinh doanh của ngày hôm trước, có vài đối tác chào bán dự án cho tôi, một số khác thì gửi lịch hẹn mời tôi tham gia...

PV: Công việc kinh doanh của doanh nghiệp của anh trong ba quí vừa qua như thế nào?

Không thể tốt hơn! Hai năm liên tiếp kể từ khi doanh nghiệp chúng tôi bắt đầu triển khai dự án khu dân cư tại Đồng Nai doanh thu mỗi năm đều đặn 20%.

PV: Chúc mừng anh! Trở lại câu chuyện của chúng ta hôm nay về nhà thu nhập thấp. Theo anh, tại sao lại gọi là nhà thu nhập thấp?

Theo tôi, đó là một cách dùng từ không chính xác. Không có nhà nào là nhà thu nhập thấp cả. Nhà ở là một loại hình sản phẩm, kết cấu của mỗi căn nhà đều gồm những nền móng, cột, sàn bằng bê tông cốt thép như nhau. Có chăng mức độ hoàn thiện và các tiện nghi là khác nhau nên người ta mới phân hạng thành: cao cấp, trung cấp và bình dân.

Những dự án mà người ta đang gọi là nhà thu nhập thấp, thực ra là phân theo đối tượng mua. Đối tượng mua là người có thu nhập thấp có thể từ lương, tiền làm công, nhưng do số tiền kiếm được ít, chỉ đủ trang trải cuốc sống và tích lũy chút ít nhưng không thể nào mua được nhà ở nếu không có sự hỗ trợ nào đó từ nhiều phía.

PV: Cách gọi như vậy có gì không ổn thưa anh?

"Nhà thu nhập thấp" là cách gọi mang ý nghĩa phân biệt. Tôi lấy ví dụ để bạn tham khảo nhé:

Ở Âu - Mỹ, mỗi sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng trên tay, tấm bằng đó sẽ có cấu trúc gồm: tên trường đại học (university), tên trường học chuyên ngành (school, là một trường trực thuộc trường đại học, tương đương với chuyên ngành ở Việt Nam), tên sinh viên, loại bằng (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), chữ ký của chủ tịch trường.

Ngược lại, ở Việt Nam bằng đại học được ghi như sau: tên trường đại học (university), tên chuyên ngành, tên sinh viên, ngày tháng năm sinh (đây lẽ ra là điều riêng tư không nên đưa vào), xếp hạng (giỏi, khá, trung bình),...

Bạn có thấy điều khác biệt không? Sinh viên Âu - Mỹ tự tin với tấm bằng đại học mà họ nhận được, khi phỏng vấn xin việc làm nhà tuyển dụng không quá chú ý đến bằng cấp mà chỉ hỏi những câu hỏi thuộc về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, kinh nghiệm và xem thư giới thiệu của các giáo sư giảng dạy. Với sinh viên Việt Nam, nếu bạn mang bằng xếp hạng loại giỏi để đi phỏng vấn thì bạn hoàn toàn có thể tự tin, nhưng nếu loại bằng là trung bình thì bạn có tự tin để đi phỏng vấn hay không?

PV: Tôi hiểu ý của anh rồi. Tôi cũng đồng quan điểm với anh, chúng ta đang tự xây những bức tường xung quanh mình. Tại sao lại phân biệt giữa những người cùng có bằng đại học (nếu họ cùng học một trường, cùng đủ tiêu chuẩn để tốt nghiệp), tương tự vậy căn nhà cũng là một tài sản lớn mà mỗi người phải dành dụm cả cuộc đời mới có được thì làm sao lại phân biệt nó là nhà thu nhập thấp hay nhà thu nhập cao (kết cấu của căn nhà nào chẳng phải theo tiêu chuẩn chung về xây dựng của Bộ xây dựng).

Xin cám ơn anh về buổi trao đổi này!

Post a Comment