Top Ads

Trải nghiệm phiên bản REIC hoàn toàn mới:REIC.info
» » » » » » » » » 5 Dự án nhà máy lớn nhất năm 2013

REIC - Năm 2013 vừa qua là một năm thành công trong lĩnh vực dự án công nghiệp với hàng loạt các dự án nhà máy, khu liên hợp lớn mới khởi công và đang xây dựng. Các dự án này có thời gian thi công từ 1 đến 3 năm và kéo theo hàng loạt nhà máy công nghiệp phụ trợ, sau khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn trong tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam. REIC điểm qua 5 dự án công nghiệp lớn đang được xây dựng trong năm qua, trong đó có 1 dự án chuẩn bị khởi công.

1. Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa

Theo cổng thông tin Chính phủ thì dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa là dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí. Công trình sau khi hoàn thành sẽ là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam bên cạnh nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi.

Phối cảnh mặt bằng tổng thể.

Chủ đầu tư dự án: Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP - Nghi Son Refinery Plant) theo hợp đồng liên doanh gồm các nhà đầu tư góp vốn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) 25,1%; Công ty dầu khi quốc tế Kuwait (KPI) 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1%; Công ty hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%.

- Tổng vốn đầu tư dự án: trên 9 tỉ USD
- Địa điểm: Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Tổng công suất giai đoạn 1: 10 triệu tấn dầu thô / năm. Giai đoạn 2 sẽ nâng lên 20 triệu tấn dầu thô / năm.
- Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1: quý 1 năm 2017.

Nhà thầu EPC của dự án gồm: Liên danh nhà thầu do Công ty JGC Corporation (Nhật Bản) đứng đầu và các nhà thầu: Chiyoda Corporation (Nhật Bản), GS Engineering & Construction Corporation (Hàn Quốc); SK Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc); Technip France (Pháp) và Technip Geoproduction (Malaysia).

Hiện nay, đang triển khai đấu thầu nhiều gói dự án thi công lắp đặt các nhà chức năng.

2. Nhà máy gang thép Formosa - Hà Tĩnh


Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa đầu tư xây dựng trên cơ sở ưu thế về vị trí địa lý của cảng nước sâu Sơn Dương và Khu Kinh tế Vũng Áng. Dự án được ứng dụng kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến trên thế giới về luyện gang, luyện thép và cán thép, đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tốt nhất. Đây sẽ là nhà máy thép với dây chuyền sản xuất khép kín và cảng nước sâu lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Phối cảnh mặt bằng tổng thể

Chủ đầu tư dự án: Tập đoàn Formosa đến từ Đài Loan, được thành lập từ năm 1954 và đã đầu tư có hiệu quả tại nhiều quốc gia, các châu lục và trở thành Tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu lớn tại Châu Á. Các phân xưởng sản xuất của Formosa được phân bố tại Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và tại Việt Nam thì đây là dự án thứ hai sau nhà máy Formosa Nhơn Trạch - Đồng Nai đang hoạt động sản xuất và mở rộng xây dựng thêm.

- Tổng mức đầu tư giai đoạn I khoảng 10 tỉ USD.
- Địa điểm: Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh
- Công suất 22 triệu tấn thép/năm, 1500 Mê-ga-oát nhiệt điện, 
- 11 cầu cảng lần lượt đi vào hoạt động vào năm 2014 - 2015. 

Dự án đang được triển khai nhiều gói đấu thầu và xây dựng. Hiện tại nhà thầu Posco E&C đang thi công xây dựng gói thầu Raw Material Handling Yard.  

3. Nhà máy Samsung - Thái Nguyên

Nhà máy Samsung - Thái Nguyên là nhà máy thứ 2 của tập đoàn Samsung tại Việt Nam. Nhà máy đầu tiên được đang hoạt động sản xuất tại Yên Phong - Bắc Ninh. Samsung - Thái Nguyên gồm Nhà máy gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao (quy mô 2 tỷ USD)sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2013 và Nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỷ USD) sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8 năm 2014.

Phối cảnh một nhà máy Samsung tại Việt Nam - ảnh Internet

Chủ đầu tư dự án: Tập đoàn Samsung

- Tổng mức đầu tư dự án khoảng 3,2 tỉ USD
- Địa điểm: Khu công nghiệp Yên Bình - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- Công suất 10 đến 15 triệu sản phẩm mỗi tháng
- Dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2014.

Với sự góp mặt của nhà máy Samsung thứ hai này đã thu hút thêm nhiều nhà máy phụ trợ như Hansol,...

4. Nhà máy LG - Hải Phòng


Dự án nhà máy LG - Hải Phòng chuẩn bị được khởi công trong quý 1 năm 2014. Đây cũng là một nhà máy có tổng mức đầu tư lớn, lên đến 1,5 tỉ USD cho 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trong 4 năm (2013-2017) với số vốn 510 triệu USD. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong 6 năm (2017-2023) với số vốn 990 triệu USD. Mặc dù chưa được khởi công nhưng tất cả thủ tục đã xong nên REIC giới thiệu dự án này vào như là một đối thủ lớn của nhà máy Samsung tại Việt Nam.

Chủ đầu tư dự án: Tập đoàn LG Electronic

- Tổng mức đầu tư: 1,5 tỉ USD
- Địa điểm: Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải - Hải Phòng
- Dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2017.

Cũng như nhà máy Samsung, khi nhà máy LG được triển khai thì các công ty phụ trợ cho LG nối tiếp đầu tư để sản xuất linh kiện, bán thành phẩm cho LG thì khu công nghiệp Tràng Duệ rộng hơn 400 ha sẽ được lấp đầy.

5. Nhà máy xi măng Đồng Lâm - TT-Huế

Dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm tọa lạc tại xã Phong Xuân và Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Giai đoạn 1 của dự án có công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng / năm.

Hình ảnh dự án đang thi công - nguồn Internet

Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm

- Tổng vốn đầu tư dự án: 280 triệu USD
- Diện tích xây dựng: 99.6 ha
- Qui mô công suất nhà máy: 5.000 tấn clinker / ngày
- Thời gian dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động: quý 1 năm 2014.

Với sự góp mặt của các nhà thầu lớn như Lilama, CKDA chuyên thi công các dự án nhà máy lớn. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để đi vào vận hành hoạt động đúng tiến độ.

Post a Comment