REIC - Những ngày qua mọi người đang bàn tán với nhau rất nhiều về việc thành phố dừng hoạt động bến tàu Bạch Đằng để cải tạo theo quy hoạch chung. Các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh thì hoang mang vì quá bất ngờ và chưa biết sắp tới sẽ sử dụng bến nào để đón, trả khách. Còn người dân thì vui mừng vì như vậy không gian công viên Bạch Đằng sẽ là nơi vui chơi, thư giãn của cả cộng đồng.
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào việc thành phố sẽ sắp xếp bến tàu mới nào cho các doanh nghiệp đang kinh doanh ở bến tàu Bạch Đằng mà chỉ xin chia sẻ một vài thông tin, một góc nhìn tích cực của một công dân thành phố, mong muốn thành phố ngày càng đẹp và văn minh hơn.
Một góc công viên cảng Bạch Đằng hiện hữu.
Nhìn lại Đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu trung tâm 930 ha hiện hữu
Đồ án chia khu vực trung tâm thành năm phân khu: Lõi trung tâm thương mại tài chính; Trung tâm văn hóa - lịch sử; Khu bờ Tây sông Sài Gòn; Khu thấp tầng (là khu dân cư hiện hữu, có nhiều biệt thự từ thời Pháp) và Khu lân cận lõi trung tâm. Trong đó phân khu thứ năm được phép xây dựng nhà cao tầng, các ô phố gần nhà ga Bến Thành sẽ được xây cao tối đa 200m. Ở các ô phố phức hợp và có chức năng ở, chiều cao tối đa của công trình mới bị kiểm soát để tương xứng với công trình hiện hữu.
Theo nguyên tắc chung, tầng cao của các công trình mới sẽ thấp dần để tạo sự cân bằng với những công trình lịch sử. Tuy nhiên, các công trình trong khu vực tái phát triển dọc sông Sài Gòn và gần chợ Bến Thành vẫn được xây cao hơn nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc. Các khu vực dọc bờ Tây sông Sài Gòn như Ba Son, Tân Cảng, khu cảng Sài Gòn sẽ tập trung phát triển cao tầng để thu hút đầu tư.
Đồ án cũng mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn bằng việc tổ chức các không gian công cộng liên hoàn dọc bờ sông. Toàn bộ mặt đất đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện, đường giao thông được ngầm hóa. Đường Lê Lợi được nối dài từ Nhà hát TP qua khu Ba Son để hình thành đại lộ Lê Lợi tiếp cận về phía bờ sông. Một số trục đường khác cũng sẽ được nối dài để tạo sự kết nối giữa khu trung tâm cũ với bờ Tây sông Sài Gòn.
Năm 2014, thành phố đã hoàn thành việc nối dài đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng. Mặc dù hạn chế xe đi lại nhưng tuyến đường cũng đã hoàn tất để có thể đưa vào sử dụng bất kỳ lúc nào. Bên dưới lòng đường Lê Lợi tương lai sẽ là hệ thống metro số 1. Tại các địa điểm ga metro sẽ kết hợp với trung tâm thương mại tạo thành phố mua sắm sẩm uất.
Kết hợp với trung tâm tài chính
Nhắc đến khu tài chính, thường thì mọi người vẫn nghĩ đến khu vực Hàm Nghi - Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu - Tôn Thất Đạm - Bến Chương Dương. Nhưng có vẻ tương lai khu vực Tôn Đức Thắng cũng lên hình hài một trung tâm tài chính đắt giá.
Trước hết, điểm đầu của Tôn Đức Thắng là tòa nhà Saigon One Tower trước đây dự kiến sẽ làm hội sở của Ngân hàng Đông Á, một cổ đông trong liên doanh chủ đầu tư M&C Corp. Điểm cuối của Tôn Đức Thắng là tòa nhà Saigon Trade Centre nơi đặt hội sở ngân hàng Standard Chartered tại Sài Gòn. Ở giữa tuyến đường là các tòa nhà Lim Tower đặt hội sở Techcombank, tòa nhà đang xây dựng The Waterfront Saigon dự kiến là hội sở VP Bank, chi nhánh ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking tại tòa nhà The Landmark. Đó là chưa kể tới tòa nhà Vietcombank Tower có kiến trúc mang đậm phong cách của các ngân hàng Mỹ sắp hoàn thành vào tháng 03 năm nay. Và trong 1-2 năm tới người ta sẽ thấy một khu phức hợp của những tòa nhà cao vượt trội với logo biểu tượng của VietCapital Bank tại địa chỉ 3A-3B Tôn Đức Thắng.
Sự có mặt của các tòa nhà ngân hàng dọc đường Tôn Đức Thắng đã góp phần làm đẹp cho skyline của khu vực phía bờ Tây sông Sài Gòn. Đây sẽ là nơi mà mọi người muốn dừng chân và ngắm nhìn vào mỗi buổi sớm mai. Vào những buổi chiều muộn khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời sẽ dần khuất và những tòa nhà sẽ in hình trên nền bầu trời. Và khi màn đêm buông xuống, những bữa tiệc ánh sáng nghệ thuật kết hợp giữa Saigon Times Square, Lim Tower và Vietcombank Tower sẽ thu hút mọi ánh nhìn của du khách.
Kết hợp với trung tâm tài chính
Nhắc đến khu tài chính, thường thì mọi người vẫn nghĩ đến khu vực Hàm Nghi - Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu - Tôn Thất Đạm - Bến Chương Dương. Nhưng có vẻ tương lai khu vực Tôn Đức Thắng cũng lên hình hài một trung tâm tài chính đắt giá.
Trước hết, điểm đầu của Tôn Đức Thắng là tòa nhà Saigon One Tower trước đây dự kiến sẽ làm hội sở của Ngân hàng Đông Á, một cổ đông trong liên doanh chủ đầu tư M&C Corp. Điểm cuối của Tôn Đức Thắng là tòa nhà Saigon Trade Centre nơi đặt hội sở ngân hàng Standard Chartered tại Sài Gòn. Ở giữa tuyến đường là các tòa nhà Lim Tower đặt hội sở Techcombank, tòa nhà đang xây dựng The Waterfront Saigon dự kiến là hội sở VP Bank, chi nhánh ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking tại tòa nhà The Landmark. Đó là chưa kể tới tòa nhà Vietcombank Tower có kiến trúc mang đậm phong cách của các ngân hàng Mỹ sắp hoàn thành vào tháng 03 năm nay. Và trong 1-2 năm tới người ta sẽ thấy một khu phức hợp của những tòa nhà cao vượt trội với logo biểu tượng của VietCapital Bank tại địa chỉ 3A-3B Tôn Đức Thắng.
Công trường Mê Linh, nơi tập trung những tòa nhà văn phòng đẹp và bề thế.
Hội sở ngân hàng Vietcombank và cũng sẽ là trụ sở của nhiều tổ chức tài chính khác.
Khối văn phòng của The Waterfront dự kiến là Hội sở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank.
Phần trên The Waterfront sẽ là khu căn hộ nghỉ dưỡng 5 sao 222 căn do The Ascott quản lý.
Bên cạnh là khách sạn 5 sao Le Meridien Saigon thuộc hệ thống Starwood Hotels and Resorts Worldwide.
Sự có mặt của các tòa nhà ngân hàng dọc đường Tôn Đức Thắng đã góp phần làm đẹp cho skyline của khu vực phía bờ Tây sông Sài Gòn. Đây sẽ là nơi mà mọi người muốn dừng chân và ngắm nhìn vào mỗi buổi sớm mai. Vào những buổi chiều muộn khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời sẽ dần khuất và những tòa nhà sẽ in hình trên nền bầu trời. Và khi màn đêm buông xuống, những bữa tiệc ánh sáng nghệ thuật kết hợp giữa Saigon Times Square, Lim Tower và Vietcombank Tower sẽ thu hút mọi ánh nhìn của du khách.
Post a Comment
Post a Comment